Biểu Giá điện mặt trời 2020 chính thức được ban hành
Năm 2020, Với biểu giá điện mặt trời 2020 này được quy định trong Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký ngày 06/4/2020.
Theo đó, Biểu giá điện mặt trời 2020 được quy định như sau:
STT | Công nghệ điện mặt trời | Giá điện | |
VNĐ/kWh | Tương đương Uscent/kWh | ||
1 | Dự án điện mặt trời nổi | 1.783 | 7,69 |
2 | Dự án điện mặt trời mặt đất | 1.644 | 7,09 |
3 | Dự án điện mặt trời mái nhà | 1.943 | 8,38 |
Giá điện mặt trời trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng Việt Nam với đô-la Mỹ (tính tương đương Uscents/kWh), tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô-la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày Bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán. Giá mua điện mặt trời này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020.
- Kinh tế tuần hoàn là gì? Mô hình kinh tế tuần hoàn ở việt nam
- Phát triển Bền vững là gì? khác với Phát triển như thế nào?
Từ 22/5, điện mặt trời sẽ chính thức có giá mới theo cơ chế khuyến khích của Chính phủ (Ảnh minh họa)
Cũng theo Quyết định số 13 này, những dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại của dự án hoặc một phần dự án trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020 thì dự án hoặc một phần dự án đó sẽ được áp dụng Biểu giá mua điện mặt trời mới nhất trên.
Riêng với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện mặt trời từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch và có ngày vận hành thương mại trước ngày 01/01/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW sẽ được hưởng giá ưu đãi 2.086 đồng (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 cent/kWh).
Một điểm mới của Quyết định này là với trường hợp bên mua điện không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoặc đơn vị được ủy quyền, giá điện mặt trời và hợp đồng mua điện sẽ do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, với các mô hình người đầu tư điện mặt trời lắp đặt hệ thống trên mái nhà xưởng, trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng… và bán điện mặt trời cho người bên dưới sử dụng, hai bên mua – bán có thể tự thỏa thuận về giá, cách thức sử dụng điện sao cho phù hợp.
Điện mặt trời áp mái đang được ưu tiên khuyến khích phát triển với giá mua điện gần 2.000đ/kWh
Với biểu giá bán điện mặt trời mái nhà như trên, có thể thấy mô hình này đang được Nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển. Người dân khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái được bán với giá cao sẽ nhanh hoàn vốn và sinh lời, còn nhà nước thì giảm tải được việc cung ứng điện.
Từ khoảng giữa năm 2019, sau khi giá điện chính thức tăng thêm 8,36%, thị trường điện mặt trời áp mái phát triển cực kỳ sôi động. Với cơ chế khuyến khích của Nhà nước được thể hiện cụ thể trong giá điện mặt trời áp mái 2020 ở Quyết định này, điện mặt trời mái nhà được dự báo sẽ tiếp tục “nở rộ” trong thời gian tới.
Còn với những nhà đầu tư năng lượng mặt trời, theo nhiều chuyên gia, mức giá điện mặt trời mới này đủ để khuyến khích nhà đầu tư tham gia thị trường năng lượng sạch. Ngoài ra, Quyết định 13 cũng được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án sao cho có thể đưa vào vận hành thương mại trước ngày 31/12/2020 để được áp dụng biểu giá mới theo cơ chế khuyến khích này. Đây là tín hiệu rất đáng mừng sau hơn 9 tháng điện mặt trời nằm trong “khoảng trống chính sách” (từ khi Quyết định 11/2017/QĐ-TTg hết hiệu lực vào ngày 30/6/2019).
Xem toàn văn Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg bên dưới:
Vu Phong Energy Group