Email: hello@vuphong.com
logo-solarpower-footer
Mon to Fri: 08:00 - 170:0
+(84) 91800 7171
  • Trang chủ
  • Giới Thiệu
  • Dịch Vụ
    • Lắp Điện Mặt Trời
    • Dịch Vụ Tổng Thầu EPC
    • Nhà Máy Điện Mặt Trời
    • Vệ Sinh Tấm Pin Mặt Trời
  • Dự Án
  • Tin Tức
  • Liên Hệ
Giảm phát thải toàn cầu
06/03/2024

Giảm phát thải toàn cầu: Năng lượng sạch dẫn đầu xu hướng

By Solar Power | Năng Lượng, Tin tức, Ứng dụng, Vũ Phong

Năm 2023, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu tuy tăng 410 triệu tấn (tương ứng 1,1%) so với năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 490 triệu tấn (1,3%) của năm trước đó. Theo báo cáo phát thải CO2 năm 2023 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sự gia tăng này phần nào được kiềm hãm bởi sự phát triển của các công nghệ năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, năng lượng hạt nhân, máy bơm nhiệt và ô tô điện.

Mục lục

Toggle
  • Mức phát thải đã tăng hơn gấp 3 lần nếu không triển khai các công nghệ sạch
  • Lượng phát thải giảm tại các nền kinh tế tiên tiến

Mức phát thải đã tăng hơn gấp 3 lần nếu không triển khai các công nghệ sạch

Điều đáng chú ý là sản lượng thủy điện toàn cầu sụt giảm kỷ lục do hạn hán kéo dài, dẫn đến việc sử dụng các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch thay thế, phát thải thêm 170 triệu tấn CO2. Nếu không có yếu tố này, lượng phát thải từ ngành điện toàn cầu năm 2023 có thể đã giảm.

Tại báo cáo, IEA đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các công nghệ năng lượng sạch đối với việc giảm phát thải. Từ năm 2019 đến năm 2023, tổng lượng phát thải liên quan đến năng lượng đã tăng khoảng 900 triệu tấn. Nếu không triển khai ngày càng nhiều các công nghệ năng lượng sạch quan trọng (năng lượng mặt trời, gió, năng lượng hạt nhân, máy bơm nhiệt và ô tô điện) kể từ năm 2019, mức tăng trưởng phát thải sẽ lớn gấp 3 lần.

Giảm phát thải toàn cầuLượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu và sự thay đổi hàng năm trong giai đoạn 1900-2023 (Hình: IEA)

Lượng phát thải giảm tại các nền kinh tế tiên tiến

Theo báo cáo của IEA, sau khi giảm khoảng 4,5% vào năm 2023, lượng khí thải ở các nền kinh tế tiên tiến đã thấp hơn so với 50 năm trước – vào năm 1973. Mặc dù lượng khí thải ở nhóm quốc gia này đã từng xuống mức tương tự vào các năm 2020, 1974-1975 và 1982-1983 nhưng điểm khác biệt là lượng phát thải ở các nước tiên tiến đã giảm về cơ cấu và GDP của các nền kinh tế tiên tiến đã tăng khoảng 1,7% vào năm 2023 – so với tình trạng trì trệ hoặc suy thoái hoàn toàn ở các thời kỳ trên. IEA kết luận, 2023 thể hiện mức giảm phần trăm lớn nhất về lượng phát thải của các nền kinh tế tiên tiến ngoài thời kỳ suy thoái.

Tại các nền kinh tế tiên tiến, gần 2/3 mức giảm phát thải vào năm 2023 là ở lĩnh vực điện lực, nhờ sản lượng điện từ năng lượng tái tạo và hạt nhân đạt 50% (trong đó riêng năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng chưa từng có ~ 34%). Ở Liên minh châu Âu, tổng lượng phát thải CO2 từ quá trình đốt năng lượng đã giảm gần 9% vào năm 2023 (tương ứng 220 triệu tấn). Động lực chính của sự suy giảm này là việc triển khai năng lượng tái tạo trong ngành điện, bên cạnh đó còn nhờ thời tiết ôn hòa và giảm lượng khí thải trong ngành công nghiệp.

Hoa Kỳ cũng có sự suy giảm về tổng lượng khí thải CO2 từ quá trình đốt năng lượng, ở mức 4,1% (tương ứng 190 triệu tấn), mặc dù nền kinh tế tăng trưởng 2,5%. 2/3 lượng giảm phát thải đến từ ngành điện, trong đó động lực lớn nhất là chuyển đổi từ than sang khí đốt. Năm 2023, do điều kiện gió kém và sự suy giảm khoảng 6% (15 TWh) sản lượng thủy điện nên năng lượng tái tạo trong ngành điện ở quốc gia này giảm lượng phát thải khoảng 20 triệu tấn (so với mức giảm khoảng 40 triệu tấn nếu các điều kiện trên không xảy ra).

Theo ông Fatih Birol – Giám đốc điều hành IEA, quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đã trải qua một loạt thử thách căng thẳng trong 5 năm qua, và nó đã chứng tỏ khả năng phục hồi của mình. Quá trình chuyển đổi năng lượng sạch đang tiếp tục diễn ra nhanh và góp phần hạn chế lượng khí thải – ngay cả khi nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng mạnh hơn vào năm 2023 so với năm 2022. Và theo ông Fatih Birol, điều quan trọng là “cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo điều kiện cho các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng cường đầu tư vào năng lượng sạch”.

Tags Năng Lượng, Tin tức, Ứng dụng, Vũ Phong

Chuyên mục

  • Công nghệ
  • Năng Lượng
  • Pin
  • Tài liệu
  • Tin tức
  • Ứng dụng
  • Vũ Phong

Giá lắp điện mặt trời 2024

gia-lap-dien-mat-troi

Thẻ

CC47 Công Nghệ Công văn Giảm phát thải Giá điện Năng lượng Năng lượng tái tạo Power & Energy SDGs Áp Mái Điện Điện mặt trời
Strnix - Green Energy HTML Template

Thành lập năm 2009, Vũ Phong Energy Group hiện là một doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu tại Việt Nam.

Tên DN: Công Ty CP Vũ Phong Energy Group

MST: 3701423104

iso vu phong energy group

Facebook Twitter Youtube Linkedin Instagram Pinterest

Lĩnh Vực

  • Dịch vụ EPC và O&M điện mặt trời, Điện Gió
  • Dịch vụ robot vệ sinh pin mặt trời
  • Dịch vụ điện mặt trời chất lượng cao
  • Dịch vụ Quản lý tài sản năng lượng tái tạo
  • Hệ thống Mini SCADA
  • Cung cấp giải pháp UPS công nghiệp, ESS
  • Cung cấp đa dạng thiết bị truyền tải cao và trung thế
  • Giá Lắp Đặt Điện Năng Lượng Mặt Trời
  • Tổng thầu EPC

Địa Chỉ

Trụ sở: 111 Lô 1 Tổ 11, Đồng An 3, Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương, VN

TP Hồ Chí Minh: Số 19 Đường D8, KDC Caric, P. An Khánh, TP. Thủ Đức.

Lô I-14.2, Đường D14, khu Công nghệ cao TP.HCM

Hà Nội: Tòa nhà Sao Mai Building, Số 19 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân.

Đà Nẵng: 9 Thanh Lương 24, Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ

DMCA.com Protection Status

© Copyright 2025 By Solar Power
  • Privacy Policy
  • Sitemap
  • Terms & Conditions