Lượng phát thải CO2 đang giảm mạnh có phải tín hiệu đáng mừng?
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng phát thải CO2 toàn cầu từ lĩnh vực năng lượng đang giảm và sẽ trở về mức thấp nhất kể từ năm 2010.
- Một số thông tin thú vị về các nguồn năng lượng
- Phát triển năng lượng tái tạo, nhiều nước đóng cửa toàn bộ nhà máy điện than
- Vì sao than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần bị hạn chế?
Lượng phát thải CO2 ước tính sẽ giảm 8% – mức lớn nhất từng được ghi nhận
Theo số liệu nghiên cứu của tổ chức khí hậu phi lợi nhuận Carbon Brief, từ đầu năm đến nay, lượng phát thải CO2 ra môi trường đã giảm mạnh. So với cùng kỳ, lượng tiêu thụ than đá cho hoạt động nhiệt than giảm 36%, lượng than cốc sử dụng giảm 23%, lượng NO2 cho hoạt động vệ tinh giảm 37%, trữ lượng tinh chế dầu giảm 34%. Ước tính của IEA, trong năm nay, lượng phát thải CO2 trong lĩnh vực năng lượng sẽ giảm khoảng 8%, tương đương gần 2,6 triệu gigaton. Đây là mức giảm lớn nhất từng được ghi nhận, lớn hơn gần 6 lần so với mức giảm trước đó vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu năm 2008 (giảm 1,4%).
Trong khi đó, hằng năm, lượng phát thải CO2 toàn cầu thường tăng khoảng 1%, tương đương 317 triệu tấn.
Lượng phát thải CO2 trong lĩnh vực năng lượng được ghi nhận đang giảm mạnh (Ảnh internet)
Nhưng chưa phải dấu hiệu đáng mừng
Tuy lượng phát thải CO2 toàn cầu giảm nhưng theo các nhà khoa học, đây chưa phải là dấu hiệu đáng mừng vì nguyên nhân khiến nguồn phát thải khí CO2 giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 chứ không phải từ sự thay đổi cấu trúc. Sự trì trệ trong hoạt động công nghiệp tại nhiều quốc gia là nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm lượng khí thải carbon. Ngoài ra, để đối phó với dịch bệnh, nhiều quốc gia đã yêu cầu tránh tụ tập đông người (cùng tâm lý hạn chế ra đường của người dân), các hoạt động thể thao, du lịch phải tạm dừng, các chuyến bay bị hạn chế (nhất là các chặng bay xuyên lục địa)… Đây là những yếu tố tác động đến sự sụt giảm lượng phát thải CO2 trên toàn cầu trong đầu năm nay.
Như vậy, khi dịch bệnh qua đi, điều kiện kinh tế được cải thiện, lượng phát thải CO2 cũng sẽ tăng trở lại. Chỉ có một tín hiệu khả quan cho môi trường là trong khi những loại năng lượng gây ô nhiễm như than đá, dầu… bị ảnh hưởng nhiều do sự trì trệ của hoạt động công nghiệp vào thời gian dịch bệnh thì năng lượng tái tạo vẫn phát triển tốt. Chính vì thế, IEA đã cổ vũ cho sự phục hồi kinh tế dựa trên các công nghệ xanh để hướng tới một tương lai vững bền và sạch sẽ hơn.
Phát triển điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp chính nhằm giảm phát thải CO2, chống biến đổi khí hậu
Vì thế, mục tiêu lâu dài vẫn là giảm khí thải CO2 một cách bền vững bằng cách thực hiện đồng bộ giảm phát thải CO2 thêm vào khí quyển và làm giảm lượng CO2 trong khí quyển xuống mức phù hợp với 4 nhóm giải pháp chính:
- Giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch bằng các chính sách, cơ chế, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế
- Giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch bằng cách chuyển sang năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện, địa nhiệt, điện sinh khối, năng lượng hydrogen…
- Thu giữ, sử dụng tuần toàn, lưu giữ CO2 bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ
- Tăng cường hấp thụ CO2 nhờ rừng trồng và rừng tự nhiên.
Xem thêm: 5 nguồn năng lượng sạch đang được phát triển trên toàn cầu
Giảm phát thải CO2 là một vấn đề quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu không chỉ tác động lên kinh tế, xã hội mà còn khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất nhiều hơn và diễn biến bất thường hơn. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu. Các hiện tượng thời tiết cực đoan tại nước ta cũng xuất hiện với tần suất ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cũng như đời sống người dân. Trong 20 năm trở lại đây, các thiên tai như bão, lũ, lở đất… đã khiến 13.000 người thiệt mạng, gây thiệt hại tài sản 6,4 tỉ USD. Ngay trong đầu năm nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá cũng đã gây nhiều hệ lụy. Theo số liệu thống kê, riêng trận mưa đá ngày 17/3/2020 tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng trên 9 tỷ đồng. Do đó, thực hiện các biện pháp giảm phát thải CO2, chống biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề vĩ mô của toàn cầu, của các quốc gia mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, vì tương lai của chính chúng ta. |
Nguồn: Vũ Phong Solar