Phát triển điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp mục tiêu 1.000MWp
Trong giai đoạn 2020-2024, mục tiêu 1.000 doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở TP.HCM sẽ lắp đặt điện mặt trời áp mái với tổng công suất 1.000MWp.
- Giải pháp ứng phó thiên tai của tương lai: một công-te-nơ “chứa đủ điện” cho 3-4 hộ gia đình cùng dùng
- Nhà nước có chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời áp mái
- Các trụ sở công tại TP.HCM sẽ lắp đặt điện mặt trời áp mái
Chương trình phát triển điện mặt trời áp mái và năng lượng tái tạo trong các Khu công nghiệp
Ngày 19/6/2020, Hiệp hội Các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM, Ban quản lý các Khu công nghiệp – Khu chế xuất TP.HCM đã phối hợp cùng Tổng Công ty Điện lực TP.HCM phát động chương trình phát triển điện mặt trời áp mái và năng lượng tái tạo trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao giai đoạn năm 2020-2024.
Các bên đặt mục tiêu sẽ đạt công suất 1.000MWp điện mặt trời áp mái với hơn 1.000 doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu đạt được mục tiêu này, sản lượng điện tiêu thụ sẽ được giảm 10-15% và giảm 23 triệu tấn khí CO2, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng đô thị.
Điện mặt trời áp mái sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện năng, giảm chi phí sản xuất
Việc phát triển điện mặt trời áp mái và các dạng năng lượng tái tạo tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM ở giai đoạn hiện nay đang có rất nhiều lợi thế: được bên Điện lực quan tâm hỗ trợ, đấu nối, hòa lưới điện; có khung pháp lý đã hình thành và đang vận hành thuận lợi (theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Quyết định 11 và quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 05 và Thông tư 16 của Bộ Công thương, các văn bản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Lợi ích của điện năng lượng mặt trời ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp, nhà máy tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao đã tích cực ủng hộ và tham gia đầu tư phát triển điện mặt trời.
Tại TP.HCM, có 17 Khu công nghiệp, Khu chế xuất, diện tích 4.141ha, trong đó có 2.700ha đất công nghiệp đã xây dựng 1.500 nhà máy. Ngoài ra, có khoảng 80 nhà máy trong các Khu công nghệ cao với hiện tích 900ha. Như vậy, theo tính toán sơ bộ, diện tích có thể lắp đặt điện mặt trời áp mái là khoảng 500-1.000ha. Tổng Công ty Điện lực TP.HCM đặt chỉ tiêu năm 2020 sẽ có 100MWp điện mặt trời từ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao và trong 5 năm tiếp theo là 1.000MWp.
- Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không, bao lâu hoàn vốn?
- Suất đầu tư 1MW điện mặt trời ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Chương trình này được kỳ vọng sẽ lan tỏa ra Khu công nghiệp ở các tỉnh khác như Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai…
Điện mặt trời áp mái sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện năng, giảm chi phí sản xuất, từ đó tăng lợi nhuận kinh doanh. Sử dụng điện năng lượng tái tạo còn giúp doanh nghiệp “ghi điểm” với hình ảnh sản xuất xanh, thân thiện với môi trường. Với hơn 11 năm kinh nghiệm, Vũ Phong Energy Group hiện là công ty cung cấp các giải pháp điện mặt trời hàng đầu tại Việt Nam hiện nay và địa chỉ uy tín thi công điện mặt trời cho các hộ gia đình, doanh nghiệp (ở các văn phòng, nhà xưởng), trang trại năng lượng mặt trời. Dành riêng cho các doanh nghiệp, Vũ Phong Energy Group có mô hình PPA điện mặt trời (hình thức hợp tác Leasing/Esco). Với mô hình này, Quỹ đầu tư sẽ cung cấp nguồn vốn để đầu tư hệ thống điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà xưởng, công trình của khách hàng. Khách hàng sẽ được mua điện mặt trời với mức giá hấp dẫn thấp hơn giá điện hiện hành từ EVN và được thừa hưởng hệ thống điện mặt trời áp mái (cam kết hiệu suất trên 80-90% tùy điều kiện) sau thời gian thuê mà không phải bỏ bất cứ chi phí đầu tư ban đầu nào. Quý khách hàng có thể xem chi tiết về hình thức hợp tác này tại đây. Để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Energy Group hỗ trợ nhanh nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800 7171. |
Vu Phong Energy Group