Sản xuất xanh tăng lợi thế cho doanh nghiệp ngành nhựa
Tăng trưởng bình quân từ 16-18%/năm, nhựa là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chỉ sau viễn thông và dệt may. Ngành nhựa cũng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, mở rộng thị trường…
Cơ hội lớn cho ngành nhựa
Số liệu từ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 4,9 tỷ USD năm 2021, tăng 34,9% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 3,32 tỷ USD, tăng 37,8% so với năm trước và chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của cả nước.
Xuất khẩu nguyên liệu nhựa cũng tăng trưởng mạnh, đạt 2,26 tỷ USD, tăng 68% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu nguyên liệu nhựa của khối doanh nghiệp FDI đạt 1,52 tỷ USD, tăng 72,4% so với năm trước và chiếm 67,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu nhựa của cả nước.
Sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện có mặt tại gần 160 thị trường trên thế giới. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa gồm Hoa Kỳ (thị trường xuất khẩu lớn nhất và có mức tăng trưởng nhanh nhất, đạt 1,85 tỷ USD), Nhật Bản (696,9 triệu USD), khu vực ASEAN (575,8 triệu USD), thị trường EU (557,7 triệu USD)…
Năm 2021, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh một số mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân nước này trong xây dựng, sửa chữa trang trí nhà cửa. Song song với đó, xuất khẩu sản phẩm túi nhựa công nghệ xanh tới thị trường EU cũng đạt kim ngạch cao và tăng trưởng mạnh.
Dù EU là thị trường đi đầu trong việc cấm hoặc hạn chế sử dụng túi nhựa và các sản phẩm nhựa dùng một lần nhưng xuất khẩu túi nhựa sang thị trường này vẫn tăng do các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã ứng dụng công nghệ xanh vào sản xuất các sản phẩm túi nhựa sinh học, tự phân hủy, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường của thị trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia, triển vọng cho ngành nhựa trong năm 2022 và thời gian tới rất thuận lợi nhờ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, RCEP).
Chẳng hạn, Hiệp định EVFTA giúp các sản phẩm nhựa Việt Nam tăng đáng kể lợi thế cạnh tranh khi tiếp cận thị trường EU với mức thuế 0%, trong khi rất ít đối thủ cạnh tranh được hưởng mức thuế này. Xuất khẩu nhựa sang thị trường EU đã tăng 21,73% vào năm 2021.
Bên cạnh đó, ngành nhựa Việt Nam còn được hưởng lợi từ nhu cầu dịch chuyển đầu tư, kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia cũng như từ sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sau dịch Covid-19. Do nhựa là một ngành đặc biệt, các sản phẩm nhựa vừa có thể là đầu vào của một ngành khác (dệt may, da giày, điện tử…) vừa có thể là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng (bao bì, đồ gia dụng, xây dựng…). Chính vì vậy, khi các ngành này phục hồi và phát triển thì nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa cũng tăng lên. Xuất khẩu sản phẩm nhựa và nguyên liệu nhựa được dự báo sẽ sớm cán mốc 10 tỷ USD trong thời gian tới.
Sản xuất xanh giúp doanh nghiệp ngành nhựa gia tăng lợi thế
Cùng với những cơ hội, các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ thị trường. Để được hưởng các ưu đãi từ các FTA và đứng vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy tắc, quy định của các Hiệp định FTA và thị trường quốc tế, như quy tắc xuất xứ, chứng nhận ISO TC6, cam kết về phát triển bền vững…
Hơn nữa, trong xu hướng hiện nay, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường. Nhiều nhãn hàng giày dép, thời trang… lớn trên thế giới ngày càng yêu cầu khắt khe về sản xuất bền vững, đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất nhựa phải đáp ứng. Một số chuyên gia cho rằng, vấn đề phát triển bền vững, bảo vệ môi trường đang là thách thức chính đối với doanh nghiệp nhựa Việt Nam.
Trong khi đó, Hoa Kỳ và EU là các thị trường lớn và khó tính, đã tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để thâm nhập, chiếm lĩnh các thị trường này, các doanh nghiệp nhựa phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị và đổi mới công nghệ để xanh hóa quy trình sản xuất; đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm… Kể cả với các doanh nghiệp đang chủ yếu phục vụ thị trường trong nước, xanh hóa sản xuất, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn cũng là lựa chọn cần thiết để phát triển bền vững.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành nhựa đã chú trọng đầu tư để dần xanh hóa quy trình sản xuất, giảm dấu chân carbon trong hoạt động kinh doanh và tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, bằng cách sử dụng các nguyên liệu xanh như chất dẻo phân hủy sinh học, nâng cấp công nghệ, quy trình, sử dụng năng lượng sạch và các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tăng cường hiệu quả năng lượng trong sản xuất…
Nhiều doanh nghiệp ngành nhựa đã chú trọng đầu tư để dần xanh hóa quy trình sản xuất
Với năng lực vững vàng, bề dày kinh nghiệm và thương hiệu uy tín, Vũ Phong Energy Group đã và đang được nhiều doanh nghiệp ngành nhựa lựa chọn đồng hành để phát triển, sử dụng năng lượng sạch xanh hóa sản xuất. Hiện Vũ Phong đang triển khai thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà máy số 02 thuộc Tập đoàn Nhựa Đông Á, tại KCN Châu Sơn, Phủ Lý, Hà Nam.
Trước đó, Vũ Phong đã lắp đặt và bàn giao hệ thống cho nhiều doanh nghiệp ngành nhựa, như hệ thống điện mặt trời mái nhà công ty Nhựa Mekong – Bến Tre 769 kWp, Nhựa Mekong – Tiền Giang 889 kWp, Nhựa Thái Dương… Các hệ thống này đều đang vận hành ổn định với hiệu suất cao.
Bên cạnh cung cấp dịch vụ tổng thầu EPC điện mặt trời cho các doanh nghiệp tự đầu tư hệ thống, Vũ Phong Energy Group tiên phong phát triển điện mặt trời với mô hình PPA (Power Purchase Agreement). Đây là mô hình hợp tác linh hoạt được Vũ Phong tiên phong phát triển từ cuối năm 2019, đầu năm 2020, với sự tham gia của các quỹ đầu tư quốc tế, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch mà không cần bỏ chi phí đầu tư.
Giảm Phát ThảiDoanh nghiệp chỉ cần tận dụng mái nhà máy đang nhàn rỗi, sẽ được sử dụng năng lượng sạch từ hệ thống điện mặt trời thông qua hợp đồng cho thuê hệ thống hoặc hợp đồng mua bán điện trực tiếp. Khi hết hợp đồng, quyền sở hữu hệ thống điện mặt trời sẽ được chuyển giao miễn phí cho doanh nghiệp. Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà máy Nhựa Đông Á cũng là một dự án được phát triển theo mô hình này.
Giới thiệu về mô hình PPA (Power Purchase Agreement) điện mặt trời
Tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời tại Việt Nam từ năm 2009, Vũ Phong Energy Group hiện là nhà phát triển điện mặt trời chuyên nghiệp, doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu tại Việt Nam. Vũ Phong được đánh giá cao bởi năng lực vững vàng và bề dày kinh nghiệm. Vũ Phong đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế trong ngành năng lượng, gần đây nhất là The Solar Future Awards 2021 (hạng mục Công ty Tổng thầu EPC của năm), The Asian Power Awards 2021 (hai hạng mục Dự án điện mặt trời của năm; Dự án cải thiện môi trường của năm).
Xem các dự án Vũ Phong Energy Group đã thi công tại đây! Doanh nghiệp quan tâm đến mô hình PPA (Power Purchase Agreement) điện mặt trời và các giải pháp năng lượng sạch để xanh hóa sản xuất, hướng tới phát triển bền vững vui lòng liên hệ Tổng đài 1800 7171 hoặc +84 9 1800 7171 hoặc qua email hello@vuphong.com để Vũ Phong Energy Group hỗ trợ nhanh nhất! |
*Ảnh minh họa đầu bài: Nguồn Báo Đầu tư
Nguồn: Vuphong.vn