Miền Trung, miền Nam có nhiều tiềm năng điện mặt trời áp mái
Với số giờ nắng trung bình từ 2.000-2.600 giờ/năm, miền Trung và miền Nam được đánh giá có tiềm năng điện mặt trời áp mái với các điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời áp mái hộ gia đình.
Miền Trung và Miền Nam – Vùng có tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái
Thông tin này được Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC) công bố tại hội thảo điện mặt trời mái nhà chiều 19-4.
Theo đó, thống kê cho thấy số giờ nắng trung bình tại miền Bắc từ 1.500-1.700 giờ nắng/năm. Trong khi đó, khu vực miền Trung và miền Nam có số giờ nắng trung bình năm cao hơn, từ 2.000-2.600 giờ/năm.
Do đó, đơn vị này khẳng định Việt Nam có tiềm năng phát triển điện mặt trời rất lớn, đặt biệt là tại miền Trung và miền Nam.
Lợi ích của hệ thống điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình
Điện mặt trời được đánh giá là nguồn năng lượng sạch, không cạn kiệt và thân thiện môi trường. Giải pháp tự cung cấp điện bằng hệ thống điện mặt trời mái nhà hiện nay đang là xu hướng trên thế giới. Tại Việt Nam, việc đầu tư điện mặt trời hiện đang được Chính phủ, Bộ Công thương và ngành điện khuyến khích phát triển bằng những cơ chế ưu đãi.
Theo tính toán, một hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái diện tích 20 mét vuông sẽ cho ra công suất 3 kWp. Suất đầu tư cho 1 kWp xấp xỉ 20 triệu đồng. Trung bình lượng điện sản sinh được sử dụng tại chỗ 20%, 80% còn lại được bán lại cho công ty điện lực thì thời gian thu hồi vốn khoảng 8 năm.
Trong khi đó, các hệ thống điện mặt trời áp mái hiện nay có tuổi thọ lên tới khoảng 25 năm.
Lợi ích trực tiếp cho hộ gia đình là cắt giảm chi phí tiền điện và có thêm thu nhập, làm mát mái nhà trong mùa nắng nóng.
Tiềm năng điện mặt trời áp mái: Sự đóng góp cho năng lượng sạch và bảo vệ môi trường
Ở quy mô lớn, việc phát triển điện mặt trời áp mái không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho hộ gia đình mà còn góp phần nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng sạch và giảm sử dụng năng lượng hóa thạch. Bằng cách sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta có thể giảm lượng khí thải carbon và hạn chế biến đổi khí hậu. Đồng thời, việc triển khai hệ thống điện mặt trời áp mái còn hỗ trợ giải quyết tình trạng quá tải lưới điện trong tương lai, giúp ổn định cung cấp điện và giảm khả năng mất điện.
Xem thêm: