Điện mặt trời, điện gió bổ sung nguồn điện vào năm 2019
Sáng 27-2-2019, tại Hội thảo “Đối tác công tư Việt Nam – Nhật Bản về công nghệ năng lượng sạch”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã chia sẻ với phóng viên về những thành tựu phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam và định hướng phát triển trong thời gian tới.
- Điện địa nhiệt sẽ khởi sắc trong xu thế hướng đến phát triển bền vững?
- Định giá carbon: Những con số đáng chú ý
- Điện mặt trời đến với nhiều gia đình khó khăn tại Trà Vinh
Tình hình phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian qua
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng
PV: Xin Thứ trưởng đánh giá về tiến trình phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam trong thời gian qua đã được diễn ra như thế nào?
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Phát triển năng lượng xanh là định hướng lớn của Chính phủ Việt Nam, chính vì vậy, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều cơ chế nhằm khuyến khích phát triển năng lượng xanh cụ thể như phát triển thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối và thủy triều.
Có thể nói, cho tới thời điểm hiện nay, tính cả công suất các nhà máy thủy điện thì năng lượng tái tạo chiếm khoảng trên 40% tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam. Tuy nhiên, nếu loại trừ các nhà máy thủy điện lớn, mà chỉ tính các nhà máy thủy điện nhỏ, với quy mô công suất dưới 30 MW thì năng lượng gió, năng lượng mặt trời là năng lượng sạch, là năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng là chưa đáng kể.
Những cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, điện gió bổ sung nguồn điện
Tuy nhiện, với cơ chế chính sách trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích để phát triển điện gió, điện mặt trời. Với sự hấp dẫn của các cơ chế đó, trong thời gian ngắn, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã quan tâm đầu tư vào nhiều các dự án điện gió, mặt trời.
- Bạn có biết: Các trang trại điện gió lớn nhất thế giới
- Liên tiếp 3 năm xuất sắc vận hành Nhà máy điện mặt trời BIM 2
- Liên Hợp Quốc kêu gọi tăng cường đầu tư cho năng lượng tái tạo
Cho đến thời điểm hiện nay, trong hệ thống điện chúng ta, với tổng công suất trên 50.000 MW thì đã có 4.000 MW các dự án thủy điện nhỏ và dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ có thêm khoảng 1.000 MW công suất điện mặt trời và hơn 1.000 MW điện gió đưa vào vận hành. Đây là những kết quả đáng khích lệ trong việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Việt Nam.
PV: Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển, với những tiềm năng trong phát triển điện thủy triều, điện sóng biển, vậy Việt Nam đã có những kế hoạch gì để phát triển các nguồn năng lượng xanh này, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Năng lượng từ sóng biển là dạng năng lượng có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên, như chúng ta biết, việc dùng năng lượng từ thủy triều, từ sóng biển không phải chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới còn rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta tin tưởng rằng, với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, trong thời gian tới, dạng năng lượng rất lớn này sẽ được khai thác và đưa vào phục vụ lợi ích của con người.
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã nhận được một số đề xuất của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, nhưng hầu hết các đề xuất này mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới để khai thác các dạng năng lượng từ sóng, năng lượng thủy triều phục vụ cho việc phát điện, tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, còn những dự án đầu tư thực tế cho đến thời điểm này chúng ta cũng chưa nhận được đề xuất cụ thể của các nhà đầu tư.
Toàn cảnh hội thảo “Đối tác công tư Việt Nam – Nhật Bản về công nghệ năng lượng sạch”
PV: Kinh nghiệm mà Việt Nam đã triển khai một số dự án năng lượng tái tạo với Đại sứ quán Đức thông qua Tổ chức Hợp tác phát triển Đức – GIZ đã giúp gì cho Bộ Công Thương trong việc triển khai các dự án lần này, xin Thứ trưởng chia sẻ?
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Hội thảo hôm nay do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản tập trung vào các công nghệ của năng lượng sạch. Cụ thể là làm thế nào để phát triển năng lượng tái tạo một cách bền vững, hiệu quả, hạn chế tối đa các mặt tiêu cực của nó? Làm thế nào mà để chúng ta áp dụng công nghệ để sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả hơn?… Đây là những nội dung mà Bộ Công Thương và Bộ Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản tập trung thảo luận.
- Sự khác nhau giữa phát triển và phát triển bền vững là gì?
- Lợi ích khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững là gì?
- Các giải pháp giúp tối ưu hiệu quả dự án điện mặt trời tại Việt Nam
Còn phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian tới, Bộ Công Thương hiện đang phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Nhật Bản, Liên minh châu Âu và nhiều nước khác để làm sao trong thời gian tới chúng ta thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Để làm sao chúng ta có hệ thống năng lượng đủ đáp ứng được nhu cầu năng lượng của đất nước, trong khi vẫn đảm bảo được môi trường, cùng cộng đồng thế giới hạn chế tối đa tác động làm ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu, gây ra biến đổi khí hậu.
Tiềm năng phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam
PV: Vậy, để hạn chế tác động đến môi trường hiện tại thì kế hoạch phát triển năng lượng của Việt Nam còn tiếp tục phát triển các nguồn nhiệt điện than hay không, hay là tập trung vào phát triển điện sạch?
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, vì vậy nhu cầu năng lượng rất cao, riêng lĩnh vực điện, tăng trưởng nhu cầu trên 10%/năm. Việt Nam rất khác so với nhiều nước ở khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, ở những nước này nhu cầu tăng trưởng điện năng của họ chỉ trên dưới 1%/năm, thậm chí có những nước tăng trưởng âm do họ áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đối với Việt Nam, nhu cầu sử dụng năng lượng của chúng ta tăng trưởng rất nhanh, vì vậy chúng ta cần phải có cơ cấu các nguồn năng lượng hợp lý, kết hợp giữa thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, nhiệt điện khí và các dạng năng lượng tái tạo.
Trong thời gian tới, chủ trương của Chính phủ Việt Nam là phải đẩy nhanh khai thác hiệu quả các dạng năng lượng sơ cấp mà chúng ta có, đặc biệt là tiềm năng về năng lượng tái tạo. Cụ thể là điện gió, mặt trời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải phát triển ở mức độ hợp lý các dạng năng lượng truyền thống để làm sao phải đảm bảo an ninh cung ứng năng lượng cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Xem thêm:
- Lịch sử phát triển của năng lượng mặt trời và chuyển đổi quang điện
- Tư vấn chọn công ty lắp điện năng lượng mặt trời uy tín
- Giá lắp hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp mới nhất
Solar Power