Dự án nhà máy năng lượng ảo Tesla: Thêm 3.000 nhà được lắp điện mặt trời miễn phí
Tesla đã khởi động giai đoạn 3 của nhà máy năng lượng ảo, sẽ có thêm 3.000 hộ gia đình tại Úc sẽ được lắp điện mặt trời miễn phí và kết nối với hệ thống chung.
- So sánh giá: Mái ngói năng lượng mặt trời Tesla và Mái pin năng lượng mặt trời
- Điện năng lượng mặt trời hòa lưới 5kWp có chi phí khoảng bao nhiêu?
- Chi phí hệ thống điện mặt trời hòa lưới 10kWp cho gia đình
Tại miền Nam nước Úc, Tesla đang tiến hành giai đoạn 3 của dự án nhà máy năng lượng “ảo” “khổng lồ” của mình: lắp đặt hệ thống điện mặt trời với các tấm pin năng lượng mặt trời và pin lưu trữ năng lượng Powerwall cho gần 4.000 hộ gia đình, sau đó kết nối toàn bộ hệ thống thành một lưới điện chung.
Như vậy, sắp tới, sẽ có thêm 3.000 ngôi nhà có Powerwall và năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với hệ thống sau khi Tesla hoàn thành giai đoạn 1, 2 của dự án.
Nhà máy năng lượng ảo
Mô hình nhà máy năng lượng ảo (Virtual Power Plants – VPP) là sự kết hợp của các nguồn điện phân tán có công suất nhỏ, chẳng hạn như: nhà máy điện gió, điện – nhiệt kết hợp, nhà máy điện năng lượng mặt trời, các thủy điện nhỏ và nhà máy điện chạy khí sinh học…
Ưu điểm của hệ thống điện điều khiển theo mô hình VPP là cho phép chúng đạt được quy mô và mức độ tin cậy cung cấp điện ổn định tương đương các nhà máy điện truyền thống, trong khi mang lại hiệu quả cao về kinh tế so với điều khiển các nguồn điện độc lập. Tại Úc, Powerwall là hệ thống lưu trữ năng lượng gia đình phổ biến, chính vì vậy Tesla đã áp dụng mô hình nhà máy năng lượng ảo và có kế hoạch triển khai nó ở Nam Úc.
- Giải pháp mới cho triệu gia đình không lo cắt điện, không sợ tốn tiền
- Phát triển điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp mục tiêu 1.000MWp
Câu chuyện về nguồn gốc của dự án nhà máy năng lượng ảo Tesla khá thú vị. Nó xuất hiện sau khi Elon Musk (nhà sáng lập, CEO và kiến trúc sư sản phẩm của Tesla) đến Nam Úc tham dự lễ khánh thành Cơ sở Dự trữ Năng lượng Hornsdale do Tesla xây dựng. Đây là hệ thống dự trữ điện bằng pin lithium-ion lớn nhất thế giới tại khu vực Nam Úc trong giai đoạn 2017-2020.
Trong buổi phỏng vấn, Musk mới biết về khó khăn mà các hộ gia đình có thu nhập thấp tại Úc đang gặp phải do vấn đề giá điện. Khu vực này có hệ thống lưới điện rất không ổn định, và chi phí điện cao đến mức một số gia đình phải lựa chọn giữa việc bật đèn hay bữa tối. Musk hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề này và kết quả là chỉ vài tháng sau, Tesla công bố kế hoạch dự án, lắp đặt pin mặt trời và hệ thống lưu trữ điện Powerwall cho 50.000 hộ gia đình.
Sau một vài trục trặc với chính quyền mới được bầu ở địa phương, dự án chính thức được thông qua. Tháng 7/2018, Tesla đã triển khai 100 hệ thống Powerwall đầu tiên cho nhà máy năng lượng ảo mới, nhằm giảm chi phí điện năng cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Cuối 2018, dự án bước vào giai đoạn 2, thêm hơn 1.000 hệ thống Powerwall được lắp đặt, quy mô lưới điện ảo tiếp tục tăng lên. Đầu năm 2020, đơn vị quản lý dự án là Cơ quan Điều hành Thị trường năng lượng Australia công bố báo cáo chi tiết về dự án, cho thấy những những kết quả đầy hứa hẹn với một lưới điện ổn định và giá thành điện rẻ hơn trước nhiều.
Thời điểm hiện tại, giai đoạn 3 của dự án đang được tiến hành. Robyn Denholm, Chủ tịch của Tesla – một phụ nữ người Úc, cho biết việc khởi động giai đoạn ba của Nhà máy năng lượng ảo Nam Úc (SA VPP) nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững của Úc, mục tiêu cuối cùng là đưa 50.000 hộ gia đình Nam Úc vào lưới điện ảo.
nh, kinh phí do Tesla chi trả là 18 triệu USD. Các gia đình này sẽ được nhận miễn phí hai hệ thống trên và nhờ nhà máy năng lượng ảo, họ sẽ giảm được hơn 20% chi phí sử dụng điện so với khi sử dụng lưới điện quốc gia. Chính phủ Nam Úc đang đóng góp 10 triệu USD cùng với 8,2 triệu USD từ Cơ quan Năng lượng tái tạo Úc (ARENA) và khoản hỗ trợ 30 triệu USD từ Tổng công ty Tài chính Năng lượng sạch (CEFC).
Nguồn: Tổng hợp