Ông chủ trại tôm làm nhà máy điện mặt trời
Trải qua khoảng thời gian dài lăn lộn với nhiều nghề mưu sinh, đích đến mà ông Lập tâm huyết nhất là làm năng lượng sạch trên chính vùng đất cát nhiều nắng gió của miền Trung. Cuối tháng 8 vừa qua, người dân vùng cát trắng nuôi tôm ở xã ven biển Đức Minh (huyện Mộ Đức) chứng kiến dự án nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Việt Nam do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân cùng đối tác Ấn Độ, Thái Lan đầu tư khởi công tại đây.
- Phát triển các nguồn năng lượng sạch – một giải pháp bảo vệ môi trường
- Điện năng lượng mặt trời lan rộng khắp các vùng quê
- Ý tưởng “Chiếc xe năng lượng mặt trời nhanh nhất thế giới”
Trại tôm làm nhà máy điện mặt trời
Một điều thú vị là ông chủ của dự án có vốn đầu tư 800 tỷ đồng này cũng chính là người 14 năm trước đã tìm đến đây biến vùng đất hoang vu thành nơi nuôi tôm chuyên canh. Xuất thân trong gia đình nông dân ở xã Nghĩa Hòa (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), từ nhỏ, cậu bé Huỳnh Kim Lập đã được cha dạy cho nghề nuôi vịt và có thể chăn thả hàng nghìn con trên đồng.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP HCM, chàng cử nhân quê miền Trung ở lại Sài Gòn tìm cơ hội phát triển, nhưng rồi sau đó quyết định về quê nuôi gà.
Công nghệ xanh giúp thúc đẩy kinh tế vùng đất cát nhiều nắng gió miền Trung
Những năm này dịch bệnh ở heo gây thiệt hại lớn cho nông dân khiến giá heo sữa lao dốc, nhiều người mang heo con vứt ra đường. Thấy vậy, ông Lập đã lùng mua tất cả heo bị bỏ đi để nuôi chờ thời. Chưa đầy một năm sau, giá heo tăng chóng mặt, ông Lập trúng lớn. Đang lúc có lãi, ông lại quyết định bán hết heo, gà để trở lại TP HCM, Bình Dương tìm cơ hội làm ăn trên khắp các công trình xây dựng. Nhờ nhiệt tình, ông được nhiều doanh nghiệp tin tưởng giao cho các công trình quan trọng. Khi đã tích góp được vốn liếng, ông quyết định một lần nữa về quê lập nghiệp.
Khu biệt thự Thiên Tân – nơi ăn, ở của hàng trăm chuyên gia, kỹ sư phụ vụ thi công nhà máy lọc dầu Dung Quất giai đoạn 2005-2009. Ảnh: Trí Tín.
Năm 1997, ông Lập góp vốn cùng một công ty tư nhân đầu tư dự án Thành Cổ – Núi Bút, trong đó có tuyến đường mang tên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, quy mô lớn nhất thị xã Quảng Ngãi lúc bấy giờ. Đến năm 2000, dự án mới hoàn thành khoảng 60% thì đơn vị góp vốn gặp khó khăn và xin rút lui. Lúc này, ông vẫn kiên quyết tiếp tục triển khai dự án dù tổng số vốn khi mới thành lập công ty chỉ 2,5 tỷ đồng. Một mình làm chủ, ông Lập quyết định thành lập công ty mang tên Thiên Tân, có nghĩa là “chân trời mới’ từ năm 2000.
“Sau nhiều tháng ròng rã, tôi loay hoay huy động vốn, thuê phương tiện, nhân công, cuối cùng công trình cũng về đích đúng tiến độ”, ông Lập nhớ lại.
Kết thúc dự án, năm 2001, ông lặn lội về khảo sát xã ven biển Đức Minh, huyện Mộ Đức để đầu tư 20 tỷ đồng nuôi tôm trên cát. Khi đó ai cũng bảo “thằng này gàn dở” vì tôm dịch bệnh chết triền miên, nhưng vài tháng sau, người dân địa phương bất ngờ vì vùng cát trắng hoang vu ngày nào trở thành vùng chuyên canh thủy sản quy mô lớn. Không chỉ thu hồi lại vốn, 6 năm nuôi tôm trên cát, ông Lập thu lãi hàng tỷ đồng.
Đang thành công từ nuôi trồng thủy sản, ông Lập lại tìm về vùng cát trắng Dung Quất đầu tư khu “resort” tạo nơi ăn, ở cho chuyên gia, kỹ sư phục vụ thi công nhà máy lọc dầu đầu tiên Việt Nam khi nhận thấy cơ hội.
- Thuyền năng lượng mặt trời đầu tiên ở Kerala – Ấn Độ
- Trạm sạc điện thoại sử dụng năng lượng mặt trời tai Trường Đại Học
- Lắp đặt trạm sạc xe điện 0 đồng, chia sẻ doanh thu cùng Vũ Phong
Thời điểm đó, cả khu Vạn Tường hoang vắng, xung quanh là rừng dương phủ dày đến tận mép biển. Những ngày khảo sát ở Dung Quất, nhiều khi ôtô chết máy, tìm mua gạo nấu cơm trưa không ra, ông cùng các kỹ sư đành ăn bánh tráng cho đỡ đói. Lúc đó, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất còn rối rắm khâu giải tỏa, đền bù, nhà đầu tư xung quanh rút hết. Nhiều người chê cười bảo ông “điên thật rồi”, người thân thì ái ngại khuyên can đủ điều.
Ông Lập thổ lộ, nếu lúc ấy không dám ước mơ, không tiên liệu được những nhu cầu bức thiết mà cuộc sống đặt ra thì sẽ khó đáp ứng kịp thời chỗ ở cho khoảng 870 chuyên gia, kỹ sư thi công nhà máy lọc dầu Dung Quất tái khởi động vào năm 2005.
Không dừng lại ở đó, ông Lập tiếp tục mở rộng đầu tư sang lĩnh vực giao thông, thủy điện, trong đó lĩnh vực năng lượng sạch gây hào hứng nhất cho ông. Điều đầu tiên ông Lập làm là quay lại vùng cát trắng nuôi tôm năm xưa ở Mộ Đức để đầu tư nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Việt Nam có công suất hơn 19 MW, tổng vốn 800 tỷ đồng.
“Nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng cao, nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt, thì việc tìm và phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời… là hướng đi tất yếu. Và tôi lập tức nghĩ đến vùng đất ven biển nuôi tôm nắng gắt quanh năm ngày xưa rất phù hợp để xây nhà máy”, ông Lập kể và cho biết thêm, đầu năm tới sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 2 tỷ USD xây nhà máy điện mặt trời khoảng 1.000 MW tại Ninh Thuận. Ngoài ra, Tập đoàn đang liên kết với các đối tác Tây Ban Nha nghiên cứu, đầu tư các dự án về điện gió không cánh quạt thân thiện môi trường.
Theo tính toán của các nhà khoa học, hầu hết lãnh thổ Việt Nam được hưởng hơn 2.000 giờ nắng hằng năm, với tổng năng lượng mặt trời bức xạ trên 1.200 Mcal/m2. Về dài hạn đến 2050, Việt Nam có thể phát triển nguồn năng lượng mặt trời cho phát điện với quy mô lớn, công suất lắp đặt trên 20% tổng công suất nguồn.
Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo dự kiến trình Chính phủ xem xét, ban hành vào cuối năm 2015, đầu năm 2016. Trong đó, mục tiêu đề ra là năm 2016 năng lượng tái tạo chiếm 5% cơ cấu năng lượng và đạt 8% năm 2020.
Xem thêm: