Ấn Độ mở sân bay NLMT đầu tiên trên thế giới
Năm 2013, Theo mashable.com, thành phố Cochin, Ấn Độ đã có sân bay quốc tế đầu tiên trên thế giới chạy bằng năng lượng mặt trời. Các quan chức địa phương ở bang Kerala, Ấn Độ cho biết đã mở sân bay năng lượng mặt trời Cochin vào ngày thứ 3.
Sân bay NLMT đầu tiên
Ảnh minh họa. Nguồn: mashable.com.
Nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ này đã cung cấp điện cho sân bay được tạo từ hơn 46.000 tấm pin mặt trời trải rộng trên khoảng 46-acere. Theo một tuyên bố, nhà máy điện mặt trời dự kiến sẽ sản xuất khoảng 50 – 60 ngàn KWh điện mỗi ngày, số lượng điện cần thiết để duy trì các hoạt động thường ngày của sân bay.
Sân bay Cochin bắt đầu chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời vào năm 2013 bằng việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời lên mái của ga quốc tế. Các quan chức cho biết, tác động tổng thể của dự án năng lượng mặt trời sẽ có ảnh hưởng rất lớn và lâu dài.
Theo một tuyên bố của sân bay quốc tế Cochin, dự kiến, sân bay năng lượng mặt trời sẽ giảm được 300.000 tấn khí thải CO2 trong 25 năm tới.
Sau khi sân bay quốc tế Cochin trở thành sân bay năng lượng đầu tiên, các thành phố phù hợp khác có thể triển khai, đặc biệt là ở Mỹ, nơi sử dụng năng lượng mặt trời ngày càng tăng. Hiện nay cứ 4 nhà máy năng lượng mặt trời có thể sản xuất 3,1 triệu KWh/ mỗi năm. Vào thứ 5, Hải quân Hoa Kỳ đã công bố một thỏa thuận để mua lại trang trại năng lượng mặt trời Arizona sẽ giúp cung cấp điện cho 14 căn cứ quân sự ở California.
Xem thêm:
- Năng lượng mặt trời là gì và ứng dụng của nó trong ngành năng lượng?
- Giá lắp hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp năm 2022
- Hệ thống điện mặt trời gia đình thường gồm những gì?
Nguồn: Báo mới (mashable).